Chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate hay còn gọi là Lauryl sùng, natri lauryl sunfate. SLS tồn tại dạng bột có màu trắng hoặc màu vàng, và có màu vàng nhạt dưới dạng lỏng, có mùi nồng. CTHH: C12H25NaO4S, xuất xứ: Indonesia, quy cách: 20kg/bao. SLS hay được lựa chọn làm thành phần trong các loại, mỹ phẩm như dầu gội, kem dưỡng da, được sử dụng như là một chất tạo bọt, tạo độ nhớt trong các sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân và dầu gội...
Chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate hay còn gọi là Lauryl sùng, natri lauryl sunfate; tồn tại dạng bột có màu trắng hoặc màu vàng, và có màu vàng nhạt dưới dạng lỏng, có mùi nồng. Hóa chất này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm... Hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu về hóa chất này qua bài viêt dưới đây:
1. Sodium lauryl sulfate là gì?
Chất tạo bọt Sodium Lauryl Sulfate (SLS) hay còn gọi là chất tẩy, là một chất hoạt động bề mặt với công dụng chính là làm sạch.
Nó được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp, tuy nhiên, các bạn cũng đừng nhầm lẫn với Sodium Laureth Sulfate (SLES) là một chất hoạt động bề mặt nhẹ nhàng hơn, thường được sử dụng trong các sản phẩm tương tự.
Hình ảnh chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử của chất tạo bọt sodium lauryl sulfate
Đặc điểm cấu tạo phân tử của Sodium lauryl sulfate
3. Những tính chất đặc trưng của chất tạo bọt sodium lauryl sulfate
Là chất bột màu trắng, nếu ở dạng lỏng thì có màu vàng nhạt, mùi nồng, dùng để tạo bọt trong hóa chất tẩy rửa. Một lượng nhỏ SLS sẽ cho nhiều bọt, khi thêm muối (natri) sẽ cho cảm giác đậm đặc cho sản phẩm nên đôi khi người sử dụng cho rằng đó là biểu hiện của một sản phẩm tốt mà chọn mua.
SLS được sử dụng trong rất nhiều dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… đồng thời nó cũng được sử dụng trong các chất tẩy rửa thương mại và chất làm sạch dầu nhờn để làm sạch động cơ ô tô, nhà bếp.
4. Những ứng dụng quan trọng của chất tạo bọt sodium lauryl sulfate
Được sử dụng như là một chất tạo bọt, tạo độ nhớt trong các sản phẩm tẩy rửa.
SLS là một chất an toàn cho da. Nhờ những đặc tính đó mà nó được hay lựa chọn để thêm vào thành phần tạo dầu gội, mỹ phẩm, kem dưỡng da.
Ngoài ra, SLS còn được dùng để sản xuất kem cạo râu, thuốc nhuộm tóc, dầu gội dành cho thú nuôi…Trong ngành dệt, đây là một chất có chức năng chính trong việc làm ẩm và tẩy rửa.
5. Sodium lauryl sulfate có trong những sản phẩm nào?
Sản phẩm phục vụ cho công cuộc làm đẹp như: kem cạo râu, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết và cả xà phòng rửa tay chuyên dụng.
Sản phẩm chuyên dụng cho tóc như: dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị gàu…
Sản phẩm chăm sóc răng chẳng hạn như: kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng.
Sản phẩm dành cho nhà tắm như: dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm. Ngoài ra còn có thể tìm thấy trong sữa tắm và bọt tắm.
Kem và sữa dưỡng thể như: các loại kem thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa hoặc kích ứng, kem chống nắng và các loại kem giúp rụng lông…
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy SLS có mặt trong hầu hết các sản phẩm dùng trực tiếp trên da. Đồng thời hợp chất này cũng được sử dụng như một loại phụ gia thực phẩm và thường là chất nhũ hóa hoặc chất cô đặc như trứng khô và các loại thức uống khô.
6. Chất tạo bọt sodium lauryl sulfate có nguy hiểm hay không?
Đối với mắt: Thành phần SLS khi bị dính vào mắt có thể gây đục thủy tinh thể ở người lớn. Nguy hiểm hơn, gội đầu có chứa chất tạo bọt SLS hàng ngày cho trẻ em có thể gây cản trở sự phát triển khỏe mạnh và bình thường đối với mắt của trẻ.
Đối với da đầu: Các thành phần có hại trong dầu gội như SLS có thể gây tổn hại đến các nang tóc, gây khô và rụng tóc. Chất tạo bọt SLS có trong dầu gội có tính chất biến tính protein gây viêm da và kích ứng da đầu cùng nhiều tác hại nguy hiểm khác.
Đối với da: Trong các sản phẩm gội rửa hay trong các loại mĩ phẩm, SLS, SELS có tác dụng làm sạch dầu trên da nhưng mặt trái là nó bào mòn, gây khô da. Nó gây kích ứng cho những vùng da nhạy cảm như vùng kín phụ nữ, ăn mòn lớp màng bảo vệ da, dễ gây nhiễm trùng, viêm da.
Đối với hệ miễn dịch: SLS là một chất có tính tăng cường thâm nhập giúp các hóa chất khác có thâm nhập vào cơ thể của bạn làm suy giảm hệ miễn dịch. Các phân tử của nó rất nhỏ, có thể vượt qua các màng tế bào của cơ thể. Khi các tế bào đang bị tổn hại, chúng trở nên dễ bị tổn thương hơn với các hóa chất độc hại khác có thể đi với SLS.
Nghiêm trọng hơn, chất SLS khi hấp thu vào cơ thể sẽ hoạt động như hormone oestrogen liên quan đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe từ quá trình tiền mãn kinh, mãn kinh; triệu chứng giảm khả năng sinh sản ở nam, nữ; tăng nguy cơ ung thư vú,… SLS có trọng lượng phân tử thấp nên dễ dàng được hấp thụ bởi cơ thể, tích tụ trong tim, gan, não và có thể gây ra vấn đề lớn cho các bộ phận này.
7. Lưu ý khi sử dụng, bảo quản chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate an toàn
7.1. Lưu ý khi bảo quản lưu trữ Sodium lauryl sulfate an toàn
Chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate đặt tại nơi làm việc cần phải lưu trữ cẩn thận, tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Để chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Kho hóa chất cần phải tách riêng biệt để tránh trường hợp rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất gây ô nhiễm.
Nhà kho trữ hóa chất phải nằm ở xa khu dân cư, tránh nguồn nước, nơi chứa nước sinh hoạt cho dân sinh hay trồng trọt vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
7.2. Sử dụng Sodium lauryl sulfate cần lưu ý những điều gì?
Khi tiếp xúc với nói riêng, các loại hóa chất cơ bản khác nói chung cần phải trang bị cho mình các công cụ sử dụng thích hợp, trang thiết bị bảo hộ đầy đủ.